Bệnh còi xương ở trẻ là gì? Cách điều trị bệnh còi xương hiệu quả. Còi xương là một dạng rối loạn thường gặp nhất là ở trẻ em do thiếu rất nhiều vitamin D, canxi hoặc phốt pho trong cơ thể. Bệnh sẽ làm xương mềm và suy yếu, dẫn đến trẻ phát triển chậm về cả thể chất lẫn tinh thần.
Bệnh còi xương ở trẻ là gì?

Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Căn bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo, có trong thức ăn từ động vật như cá, gan, trứng, sữa,… Là một nhóm gồm từ D2 – D7, trong đó 2 chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3. Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng tăng hấp thu canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng nên nó rất quan trọng trong sự phát triển hệ xương của trẻ em.
Khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và photpho, làm canxi máu giảm và canxi trong xương bị huy động để ổn định nồng độ canxi máu, dẫn tới bệnh còi xương ở trẻ em, làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng,…
>>>Xem thêm: Xua tan nỗi lo U nang buồng trứng với Viên Uống Ancan
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh còi xương là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh còi xương có thể bao gồm tăng trưởng chậm, đau cột sống, xương chậu và chân, yếu cơ.
Bệnh còi xương có thể ảnh hưởng đến phát triển của con bạn bởi vì bệnh sẽ làm suy yếu xương, dẫn đến dị tật ở trẻ, chẳng hạn như:
- Chân cong hoặc hai đầu gối chụm vào nhau;
- Cổ tay và mắt cá chân dày lên;
- Xương ức nhô ra.
Con bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách điều trị bệnh còi xương hiệu quả.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán còi xương
Bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng ở trẻ, hỏi về tiền sử bệnh lý, chế độ dinh dưỡng và khám lâm sàng. Các xét nghiệm khác được sử dụng để giúp chẩn đoán bệnh còi xương bao gồm X-quang, máu và xét nghiệm nước tiểu.
Điều trị còi xương hiệu quả
Điều trị còi xương chủ yếu là cung cấp thêm vitamin D và canxi cần thiết để bù lại lượng mà cơ thể trẻ bị thiếu hụt.
- Vitamin D cần cho trẻ còi xương là 1000 – 2000 IU mỗi ngày. Hàm lượng vitamin D có thể sẽ vượt hơn mức này tùy vào độ còi xương của trẻ và theo chỉ định của bác sĩ.
- Lượng canxi cần thiết là 1000 – 1500 mg/ngày.
>>>Xem thêm: Bệnh hen suyễn và cách chữa trị
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của còi xương
Sinh hoạt
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D.
- Tắm nắng cho trẻ vì khi tiếp xúc với nắng, cơ thể sẽ sản sinh vitamin D. Tốt nhất bạn nên cho trẻ tắm nắng trước 7 giờ.
- Tập cho trẻ thói quen sinh hoạt khoa học, ngủ đủ và đúng giờ, thường xuyên luyện tập thể dục.
Dinh dưỡng:
Thực phẩm chính là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào và thường xuyên cho trẻ. Bạn nên chú ý đến các món ăn sau để cho trẻ có nhiều vitamin D:
- Dầu cá.
- Cá béo (cá hồi, cá mòi, cá ngừ).
- Nấm hương.
- Lòng đỏ trứng.
- Ngũ cốc.
- Bánh mì.
- Sữa ( trừ thực phẩm làm từ sữa như sữa chua và phô mai).
- Nước cam.
Phòng ngừa bệnh còi xương

- Để phòng ngừa còi xương cho trẻ, phụ nữ mang thai cũng cần phải chú ý chăm sóc bản thân và cung cấp dưỡng chất đầy đủ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là những trường hợp đa thai nhu cầu thường cao hơn thông thường.
- Thực hiện một chế độ ăn cân đối và cho trẻ tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương .
- Đối với trẻ nhũ nhi thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cân bằng và có tỷ lệ Vitamin D cao hơn hẳn tất cả các loại sữa công thức và thực phẩm bổ sung khác. Còn khi trẻ đã ăn dặm thì chế độ dinh dưỡng cần cân đối để đảm bảo bổ sung các chất Canxi, Photpho là nguyên liệu tạo nên bộ khung xương.
- Ở những vùng nhiều sương mù, ánh sáng mặt trời không đủ giúp tổng hợp Vitamin D, thì trẻ em cần phải được bổ sung Vitamin D3 đường uống. Và để hấp thu Vitamin D tốt thì chế độ ăn của trẻ không được kiêng khem dầu mỡ.
>>>Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Bệnh còi xương ở trẻ là gì? Cách điều trị bệnh còi xương hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (vinmec, doctors24h,…)