Bệnh uốn ván là gì? Cách chữa trị bệnh uốn ván nhanh và hiệu quả. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp có tính nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh. Ai cũng có nguy cơ mắc uốn ván nên cần tìm hiểu về căn bệnh này để phòng ngừa cũng như chữa trị hiệu quả nếu gặp phải.
Bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề, có tỷ lệ tử vong cao do độc tốc mạnh của trực khuẩn uốn ván gây ra. Trực khuẩn này có tên gọi là Clostridium tetani. Khi bị nhiễm khuẩn, độc tố protein mạnh là tetanospasmin do trực khuẩn Clostridium tetani tiết ra sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây tổn thương não, hệ thần kinh trung ương, dãn đến cứng cơ và có thể gây tử vong nhanh.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc uốn ván
Ai cũng có nguy cơ bị uốn ván nhưng những đối tượng dưới đây dễ mắc hơn cả vì tiếp xúc thường xuyên với môi trường chứa trực khuẩn uốn ván:
- Người làm việc trong các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Người làm vườn.
- Công nhân xây dựng.
- Người dọn vệ sinh.
- Bộ đội, thanh niên xung phong.
>>>Xem thêm: Xua tan nỗi lo U nang buồng trứng với Viên Uống Ancan
Cách chữa trị bệnh uốn ván nhanh và hiệu quả

Kháng sinh
- Metronidazol: 3 lần/ ngày, truyền tĩnh mạch cách 8 giờ/lần, thường dùng 7-14 ngày.
- Có thể dùng các kháng sinh Cephalosporin khác bằng đường tiêm tĩnh mạch, thường dùng 7-10 ngày
Trung hoà độc tố uốn ván còn lưu hành trong máu:
- Nếu đã được tiêm huyết thanh chống uốn ván (SAT) tại bệnh viện tuyến trước thì cân nhắc việc tiếp tục dùng SAT.
- SAT 1500 đơn vị x 6-10 ống tiêm bắp, cần thử test trước tiêm. Nếu thử test SAT dương tính thì giải mẫn cảm theo phương pháp Besredka.
Kiểm soát co cứng cơ, co giật và rối loạn thần kinh thực vật:
- Thuốc dùng ban đầu: Diazepam, thường cách 2-4 giờ dùng thuốc một lần. Có thể dùng xen kẽ thuốc tiêm (tiêm tĩnh mạch) và thuốc uống (qua sonde dạ dày).
- Tuỳ đáp ứng lâm sàng, điều chỉnh liều tối thiểu để bệnh nhân nằm yên, không còn co giật nhưng vẫn co cứng cơ mức độ nhẹ khi kích thích.
- Không nên dùng quá 240 mg Diazepam/ngày.
- Khi dùng Diazepam liều tối đa mà không hiệu quả thì có thể dùng thêm Thiopental, nhưng phải ở đơn vị hồi sức tích cực.
Tiêu chuẩn ra viện:
Dù là điều trị bằng cách nào thì bệnh nhân cũng cần kiên trì vài tháng để có thể khỏi bệnh hoàn toàn và không gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân được ra viện khi:
- Hết sốt.
- Không còn các cơn cứng co, đi lại được, nuốt và nói bình thường.
- Các tổn thương khác (nếu có) hồi phục hoàn toàn.
>>>Xem thêm: Đau thần kinh tọa là gì ? Triệu chứng và cách chữa trị
Biểu hiện bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván không biểu hiện ngay mà thời gian ủ bệnh khá lâu. Bệnh thường trải qua 4 giai đoạn là: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Mỗi giai đoạn bệnh lại có những biểu hiện khác nhau, giúp người bệnh có thể nắm bắt được tình trạng bệnh lý của mình.
Thời kỳ ủ bệnh
Thời kỳ này được tính từ lúc có vết thương đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, có thể từ 3 – 21 ngày, với biểu hiện đầu tiên là cứng hàm. Có khoảng 15% trường hợp khởi phát bệnh trong 3 ngày từ khi bị thương, 10% trong 14 ngày. Trung bình thì bị thương 7 ngày sẽ có triệu chứng đầu. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng.
Thời kỳ khởi phát
Giai đoạn này tính từ khi có biểu hiện đầu tiên là cứng hàm cho đến khi có cơn co giật đầu tiên hoặc có cơn co thắt hầu họng, thanh quản. Thời gian xuất hiện những biểu hiện này thường từ 1 – 7 ngày, nếu thởi gian khởi phát càng ngắn, dưới 48h thì bệnh càng nặng.
Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như: mỏi hàm, khói nuốt, khó nhai, khó há miệng. Sau đó, sự co cứng này còn lan ra các cơ quan khác như co cơ mặt khiến nếp nhăn trán rõ hơn, hai chân mày cau lại; co cứng cơ gáy khiến cổ bị cứng và ngửa dần; co cứng cơ lưng; co cứng cơ bụng sờ vào có thể thấy rõ; co cứng cơ chi trên khiến tay luôn ở tư thế gập…
Biện pháp phòng ngừa uốn ván

Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào, lại rất dễ nhiễm nên việc phòng ngừa là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính mình.
Hiện nay, tiêm vắc xin được xem là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa uốn ván. Có nhiều loại vắc xin cho từng đối tượng, cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nên ai cũng có thể và nên tiêm để ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm này.
>>>Xem thêm: Ung thư đại tràng là gì? Triệu chứng và cách chữa trị
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Bệnh uốn ván là gì? Cách chữa trị bệnh uốn ván nhanh và hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (vnvc, benhnhietdoi,…)
Discussion about this post