Chế độ dinh dưỡng hợp lý là gì? Vai trò của chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. Hiện nay ở Việt Nam, trên 70% số ca tử vong từ bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa sự tăng trưởng, phát triển thể chất và trí não của trẻ. Do đó, một chế độ ăn uống hợp lý giúp cung cấp đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng theo những nhu cầu dinh dưỡng được đề ra và đảm bảo cân bằng giữa các chất dinh dưỡng. Bạn hãy chú ý rằng việc cung cấp chất dinh dưỡng và cân bằng chế độ ăn uống nên phù hợp với giới tính và độ tuổi của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò như thế nào?
Trong số các bệnh lý không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng, đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, thừa cân – béo phì, Gout, rối loạn mỡ máu…Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một yếu tố nguy cơ quan trọng hàng đầu dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của phần lớn các bệnh mạn tính không lây này.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ vòng đời sẽ tạo ra sự tăng trưởng và phát triển tối ưu cho thai nhi và trẻ nhỏ cũng như đảm bảo sức khỏe, thể chất tốt cho người trưởng thành sau này.
>>>Xem thêm: Tổng hợp 3 loại xà phòng trị thâm mông tốt nhất hiện nay
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đủ năng lượng:
Nhu cầu năng lượng của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào tuổi, giới tính, chuyển hóa cơ bản, mức độ lao động và môi trường lao động, kích thước cơ thể, tình trạng bệnh tật.
Cân đối:
Trong 4 nhóm thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày gồm Protein, Lipid, Glucid, vitamin và khoáng chất. Trong đó chỉ có Protein, chất béo và tinh bột là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bữa ăn hợp lý phải đảm bảo tính cân đối giữa 3 chất sinh năng lượng là Protid (12-14%), Lipid (20-30%) và Glucid (56-68%).
Đa dạng thực phẩm:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đảm bảo tính đa dạng của thực phẩm hàng ngày. Mỗi ngày chúng ta cần ăn từ 15-20 loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Mỗi bữa ăn cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất: tinh bột (bột đường, Glucid), đạm (Protein, Protid), chất béo (Lipid), vitamin và khoáng chất.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chúng ta cần lựa chọn thực phẩm tươi, ngon và còn hạn sử dụng. Thực phẩm cần phải được sản xuất sạch, có nguồn gốc rõ ràng, chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách.
Nước:
Mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 1,5 lít nước qua nước tiểu, phân, mồ hôi, hơi thở. Khi làm việc, vận động cơ thể sẽ mất nhiều nước hơn. Vì vậy, để đảm bảo lượng nước của cơ thể bình thường, cần phải uống nước để thay thế phần mất đi. Nhu cầu nước của mỗi người thay đổi tùy theo tuổi, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, mức độ vận động, môi trường làm việc, thời tiết….
>>>Xem thêm: Rối Loạn Tiền Đình Là Gì ? Triệu chứng và cách chữa trị
Chất dinh dưỡng là gì?

Glucid (carbohydrates)
Cung cấp năng lượng chủ yếu trong bữa ăn, chiếm 60 – 70% tổng năng lượng trong các bữa ăn.
Nguồn thức ăn chứa nhiều glucid nhất là các hạt ngũ cốc và hạt họ đậu. Nguồn glucid thường đi kèm theo một lượng tương ứng với các vitamin nhóm B vì vậy các loại đường ngọt, gạo xay trắng quá dễ thiếu vitamin B1.
Lipid (chất béo)
Gồm 2 loại mỡ và dầu, khác nhau bởi cấu trúc hóa học và các acid béo. Chất béo có đậm độ năng lượng cao, có nhiều trong các loại thực phẩm như mỡ động vật (lợn, gà, cá), bơ, sữa toàn phần, dầu thực vật (dầu lạc, dầu vừng),…
Chất béo giúp cho cơ thể hấp thu các vitamin, đặc biệt là các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K và đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm đông máu tự nhiên. Lipid cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chỉ cần 15-25g lipid/ngày là có thể đáp ứng được nhu cầu cơ thể.
Protein (chất đạm)
Là thành phần cấu trúc cơ bản và thành phần chức năng của tế bào trong cơ thể. Protein có trong thịt, cá, trứng, sữa hoặc các loại hạt giàu đạm.
Trung bình mỗi ngày bạn cần nạp 118g protein vào cơ thể. Chất Protein đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lý của cơ thể như tiêu hóa thức ăn, vận chuyển oxy, hoạt động của tim, hoạt động của não bộ…
Đối với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú thì cần protein nhiều hơn. Protein được hấp thụ vào cơ thể dưới dạng các axit amin, là thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, là nguyên vật liệu xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể. Đồng thời protein cũng là thành phần của các men và các nội tiết tố (hormon) rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Vi chất dinh dưỡng
- Vitamin A: Vitamin A giúp bảo vệ mắt và các bệnh khô mắt. Thiếu vitamin A da sẽ khô, tăng sừng hóa nang lông, bề mặt da thường nổi gai. Vitamin A còn có vai trò khá rõ rệt với miễn dịch thể và miễn dịch tế bào.
- Vitamin D3: Giúp cho việc chuyển hóa chất glucid thành năng lượng, đóng góp vào sự phát triển của xương, giúp cho cơ thể phát triển bình thường, ăn ngon miệng và không bị bệnh tê phù. Dầu cá thu là nguồn vitamin D tốt nhất, sau đó là gan động vật, trứng, bơ…
- Nhóm vitamin B: Trong các nhóm vitamin B, vai trò của folate và pyridoxin đáng chú ý hơn cả. Nếu thiếu các chất trên sẽ làm chậm sự tổng hợp các tế bào tham gia vào cơ chế miễn dịch.
- Vitamin C: Trong cơ thể, vitamin C tham gia vào các phản ứng oxi hóa khử, đó là các yếu tố cần thiết cho tổng hợp collagen là chất gian bào ở thành mạch, mô liên kết, xương, răng.
- Vitamin E: Bảo vệ chất béo trong cơ thể không bị oxy hóa. Là chất chống oxy hóa (antioxidant) chủ yếu chống lại các gốc tự do.
>>>Xem thêm: 8 lời khuyên sức khỏe ai cũng nên áp dụng dù ở bất kỳ lứa tuổi nào
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Chế độ dinh dưỡng hợp lý là gì? Vai trò của chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (viendinhduong, ncov,…)