Bệnh tiểu đường là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh tiểu đường. Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị tiểu đường, chúng ta cần hiểu rõ tiểu đường là gì và điều gì đã gây nên bệnh tiểu đường. Cùng mình tìm hiểu về căn bệnh này và các thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.
Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường (đái tháo đường) là thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu (glucose).
Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết cho các tế bào cấu tạo nên cơ và mô, đồng thời đóng vai trò chính trong những hoạt động của não.
Nguyên nhân cơ bản gây bệnh rất đa dạng, tùy thuộc là loại đái tháo đường mắc phải. Tuy nhiên, dù mắc loại tiểu đường nào thì bệnh vẫn dẫn đến lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Các dạng tiểu đường
Hiện nay, các dạng tiểu đường thường gặp nhất là đái tháo đường tuýp 1, 2 và tiểu đường thai kỳ.
Đái tháo đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1, hay đái tháo đường tuýp 1, xảy ra khi cơ thể không sản xuất được insulin. Những người mắc bệnh sẽ phải dùng insulin nhân tạo mỗi ngày.
Đái tháo đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2, hay đái tháo đường tuýp 2, ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin. Không giống như tiểu đường tuýp 1, ở người mắc dạng đái tháo đường này, các tế bào không phản ứng hiệu quả với insulin như trước đây mặc dù cơ thể vẫn tạo ra insulin.
Đái tháo đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Đây là giai đoạn cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị tiểu đường. Bên cạnh đó, bệnh có thể hết sau khi sinh.
Các dạng bệnh tiểu đường ít phổ biến hơn gồm tiểu đường đơn gene (monogenic diabetes) và tiểu đường do xơ nang (cystic fibrosis-related diabetes).
Tiền đái tháo đường
Mức đường huyết bình thường là từ 70-99mg/dL. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có mức đường huyết cao hơn 125mg/dL. Nếu chỉ số đường huyết rơi vào khoảng 100-125mg/dL, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn bị tiền đái tháo đường.
>>>Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ và nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ
Triệu chứng nhận biết bệnh

Tiểu nhiều: Nồng độ glucose trong máu cao dẫn đến lượng glucose trong nước tiểu đầu cao, vượt quá ngưỡng hấp thu ở thận. Do đó, một phần glucose không được tái hấp thu ở ống lượn gần, dẫn đến hiện tượng trong nước tiểu tồn tại đường. Đồng thời, do lượng đường trong nước tiểu cao nên làm tăng áp suất thẩm thấu nước tiểu. Vì vậy, nước khuếch tán vào nước tiểu và làm tăng khối lượng nước tiểu, gây tiểu nhiều. Ở trẻ em có thể bị tiểu dầm vào ban đêm do đa niệu.
Uống nhiều: Khi cơ thể mất nước sẽ kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát, khiến bệnh nhân uống nước liên tục.
Ăn nhiều: Do cơ thể không thể sử dụng đường để tạo năng lượng, nên người bệnh sẽ có cảm giác nhanh đói, kích thích ăn nhiều.
Gầy: Mặc dù ăn uống nhiều hơn so với bình thường, nhưng do cơ thể không sử dụng được glucose để tạo năng lượng, nên phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ. Cho nên, người bệnh thường gầy còm, xanh xao.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra hoặc gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường đã đề cập ở trên.
Ngoài ra, bạn cần phải gọi cấp cứu ngay nếu bạn:
- Có cảm giác buồn nôn và yếu tay chân;
- Cảm thấy khát nhiều hoặc đi tiểu thường xuyên kèm với đau vùng bụng;
- Thở gấp hơn.
>>>Xem thêm: Viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân và các điều trị bệnh
Các cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể không được ngăn ngừa trong mọi trường hợp. Bệnh đái tháo đường typ1 không thể ngăn ngừa được. Bạn có thể giảm cơ hội phát triển bệnh đái tháo đường typ2 bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và duy trì hoạt động. Tuy nhiên, di truyền và các yếu tố rủi ro khác có thể làm tăng rủi ro của bạn mặc dù nỗ lực tốt nhất của bạn.
Ngay cả khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường bạn có thể sống một cuộc sống đầy đủ. Bệnh đái tháo đường đòi hỏi phải lập kế hoạch và quản lý cẩn thận, nhưng nó không nên ngăn cản bạn tham gia và tận hưởng các hoạt động hàng ngày.
>>>Xem thêm: Tổng hợp thực phẩm cho người tập gym nên ăn có lợi cho sức khỏe
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Bệnh tiểu đường là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh tiểu đường. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (diabetesnsw, benhvien108,…)