Truyền tủa đông là gì? Tùy theo tình trạng bệnh và mức độ mất máu mà các bác sĩ sẽ chỉ định truyền tủa đông hay không. Vậy truyền tủa đông máu là gì? Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khao nhé.
Truyền tủa đông là gì?

Truyền tủa đông là hoạt động nhận máu và chế phẩm từ máu các loại tùy theo tình trạng bệnh và mất máu như: hồng cầu lắng, huyết tương, tiểu cầu,… Được gọi là truyền tủa đông bởi lượng chế phẩm máu được lưu trữ đông trong túi nhựa, khi truyền thì có dây truyền cùng kim tiêm gắn vào tĩnh mạch cánh tay của người nhận.
Người được truyền tủa đông thường không gặp cảm giác đau đớn gì, tốc độ truyền được điều chỉnh chậm khoảng 1 đơn vị máu truyền trong 2 – 4 giờ. Truyền tủa đông có nhiều loại, việc lựa chọn truyền máu phải đúng bệnh nhân, đúng loại bệnh và tình trạng bệnh.
Xem thêm Thiếu máu não nên ăn gì và kiêng gì?
Các trường hợp chỉ định truyền tủa đông
Truyền tủa đông giúp người nhận nhận được nhiều thành phần hữu hình trong máu như: hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu cùng các yếu tố đông máu và protein máu. Người nhận được cung cấp kịp thời lượng máu đã mất nên có thể thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và hồi phục sức khỏe.
Một số trường hợp sau, bác sĩ thường chỉ định truyền tủa đông:
Bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu, chảy máu hoặc rối loạn đông máu.
Người bệnh bị mất máu nghiêm trọng do tai nạn, phẫu thuật hoặc chấn thương.
Hỗ trợ điều trị với các bệnh nhân mắc bệnh lý rối loạn máu.
Chỉ định truyền tiểu cầu khối

Có hai dạng tủa đông tiểu cầu khối được chỉ định truyền cho các trường hợp mắc bệnh và thiếu máu khác nhau:
Tiểu cầu khối tách ra từ máu toàn phần: phù hợp với các bệnh nhân bị bệnh giảm tiểu cầu, thường gặp sau khi điều trị các bệnh lý ác tính.
Tiểu cầu khối tách chiết: phù hợp với các bệnh nhân giảm tiểu cầu nặng sau điều trị hóa trị bệnh ác tính, bệnh suy tủy, bị rối loạn sinh tủy hoặc sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nặng.
Chỉ định truyền máu toàn phần
Truyền tủa đông là gì? Máu toàn phần được chỉ định truyền cho các bệnh nhân mất nhiều máu từ 1/3 tổng lượng máu cơ thể trở lên. Trường hợp này cần truyền máu khẩn cấp để cứu sống bệnh nhân khỏi cơn nguy kịch, không phù hợp với các bệnh nhân bị suy tim, suy thận hoặc thiếu máu đơn thuần.
Chỉ định truyền huyết tương đông lạnh
Huyết tương đông lạnh được sản xuất bằng cách tách từ máu toàn phần trong thời gian 6 giờ kể từ khi lấy máu và được bảo quản lạnh. Các trường hợp được chỉ định truyền huyết tương đông lạnh bao gồm: rối loạn đông máu, phải thay thế huyết tương, ngộ độc qáu liều Vitamin K, bệnh Hemophilia A và B,… Ngoài ra, những bệnh nhân mất nhiều máu do phẫu thuật, chấn thương, bỏng nặng dẫn đến sốc cũng được truyền huyết tương đông lạnh để bù.
Chỉ định truyền tủa
Tủa là chế phẩm huyết tương tươi đông lạnh ở nhiệt độ 4 độ C đã được rã đông tan ra và ly tâm thu nhận, phù hợp với những bệnh nhân bị thiếu máu do rối loạn đông máu hoặc do Hemophilia A.
Xem thêm Những thực phẩm tốt cho gan giúp tăng cường khả năng lọc máu
Truyền tủa đông có an toàn hay không?
![Infographic] Truyền máu và những điều cần biết](https://hoidapsuckhoe.vn/wp-content/uploads/2022/06/4445731_Cover_blood.png)
Truyền tủa đông là gì? Truyền tủa đông khá an toàn vì đây là một quy trình khép kín với nhiều giai đoạn từ việc tìm người cho hiến máu, tiếp đến người cho máu sẽ được thăm khám lâm sàng, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm hay các bệnh về máu. Khi thực hiện thăm khám và làm xét nghiệm người cho máu sẽ được chỉ định truyền lượng máu phù hợp, nhân viên y tế thu thập và sản xuất các chế phẩm máu, lưu trữ, bảo quản máu và phân phối…. Cuối cùng đến chỉ định truyền máu và thực hành truyền máu cho người nhận.
Tuy nhiên, việc truyền máu cũng có thể gây ra một số nguy cơ lây bệnh qua đường máu hoặc gặp một số tai biến như: Do bất đồng miễn dịch, quá tải, máu bị nhiễm khuẩn và do các chất trung gian hình thành khi lưu trữ máu. Đặc biệt có thể khiến cơ thể bị ứ sắt, gây ra các phản ứng miễn dịch tiềm tàng.
Qua bài viết trên đây Hoidapsuckhoe.vn đã cung cấp các thông tin về truyền tủa đông là gì? Truyền tủa đông có an toàn không?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – tổng hợp
Tham khảo ( www.vinmec.com, medlatec.vn, … )