Máu đông là gì? Máu đông là quá trình bảo vệ cơ thể khỏi việc chảy máu nhiều khi bị thương. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Máu đông là gì?

Cục máu đông là kết quả của quá trình đông máu. Khi nội mạch máu bị tổn thương, tức là khi bạn gặp phải những chấn thương gây chảy máu, cơ thể sẽ tự động kích hoạt phản ứng đông máu để ngăn ngừa tình trạng mất máu quá nhiều.
Lúc này, tiểu cầu sẽ có tác dụng hình thành những nút chặn tại vết thương còn huyết tương tạo ra các sợi huyết giúp cho nút chặn tiểu cầu được vững chãi và bền bỉ hơn. Vậy cục máu đông có tác dụng gì trong trường hợp này?
Cục máu đông có chức năng che phủ vùng cơ thể bị chấn thương nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa tiểu cầu và sợi huyết. Do đó, không phải cục máu đông nào cũng gây nguy hiểm như chúng ta vẫn thường nghĩ.
Xem thêm Những thực phẩm bổ sung sắt giúp máu lưu thông tốt hơn
Các cục máu đông được hình thành như thế nào?
Vòng đời của các cục máu đông sẽ phụ thuộc vào một loạt các phản ứng hóa học trong cơ thể:
Sự hình thành của các nút tiểu cầu
Khi một mạch máu bị tổn thương sẽ kích hoạt giải phóng ra các tiểu cẩu. Sau đó, chúng sẽ tập trung lại và dính vào khu vực thành mạch bị tổn thương, tạo nên một khối lấp đầy vết thương và ngăn không cho máu chảy ra. Một khi được kích hoạt, các tiểu cầu cũng sẽ giải phóng ra loại hóa chất có khả năng thu hút thêm những tiểu cầu và các tế bào khác để chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Phát triển các cục máu đông
Các protein trong máu đóng vai trò là yếu tố đông máu báo hiệu lẫn nhau để tạo ra phản ứng dây chuyền nhanh, cuối cùng sẽ tạo ra những sợi fibrin dài, hay còn được gọi là sợi tơ huyết.
Những sợi fibrin này kết hợp với các nút tiểu cầu và hình thành nên một mạng lưới để “bẫy” nhiều tiểu cầu và tế bào hơn, từ đó hình thành nên các cục máu đông tại nơi bị tổn thương trên cơ thể. Dưới sự tác động của tiểu cầu và sợi tơ huyết, các cục máu đông này sẽ trở nên cứng hơn và vững chắc hơn.
Phản ứng ức chế sự tăng trưởng của huyết khối

Các protein khác sẽ bù đắp cho các protein (yếu tố đông máu) để các cục máu đông không lan rộng hơn mức cần thiết.
Xem thêm Những thực phẩm tốt cho gan giúp tăng cường khả năng lọc máu
Tiêu huyết khối
Máu đông là gì? Khi các mô bị tổn thương bắt đầu lành lại, chúng sẽ không cần đến các cục máu đông nữa. Trong khi đó, các sợi fibrin cứng sẽ dần hòa tan vào trong máu, các tiểu cầu và tế bào của cục máu đông cũng dần dần tách rời nhau.
Đông máu nguy hiểm như thế nào?
Đông máu là một cơ chế tự nhiên của cơ thể, trong một số trường hợp quá trình đông máu xảy ra là một điều cần thiết.
Nhưng đôi khi cục đông máu xuất hiện một cách bất thường không đúng lúc, đúng nơi sẽ gây ra nguy hiểm, đặc biệt là khi những cục đông máu này xuất hiện ở tĩnh mạch sâu gần cơ.
Khi cục máu đông hình thành sâu trong cơ thể, còn được gọi là khối huyết sẽ tạo ra những rào cản trên đường huyết mạch lưu thông, gây ra hiện tượng tắc nghẽn hệ tuần hoàn. Nếu tình trạng này xảy ra, về lâu dài người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, mệt mỏi.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Xem thêm Lấy máu tự thân là gì? Lấy máu tự thân có tác dụng gì?
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu

Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu:
- Một số loại protein nhạy cảm với nhiệt độ, nồng độ các mẫu xét nghiệm sẽ giảm nếu giữ ở nhiệt độ phòng;
- Phụ nữ đang mang thai hoặc có sử dụng thuốc tránh thai khiến cho nồng độ các yếu tố đông máu tăng, đặc biệt là yếu tố chống hemophilia A (VIII) và yếu tố chống hemophilia B (IX);
- Khi bị căng thẳng hoặc bị viêm nhiễm, các yếu tố đông máu có thể sẽ tăng dẫn tới kết quả xét nghiệm bị sai lệch.
Máu đông là gì? Để theo dõi và chẩn đoán chính xác tình trạng đông máu cần phải thực hiện xét nghiệm đông máu. Đồng thời kết quả xét nghiệm đông máu giúp bác sĩ có hướng điều trị phù hợp, chính xác cho từng bệnh nhân cũng như tình trạng bất thường trong quá trình đông máu mà bạn có thể gặp phải, điều này không thể đưa ra phán đoán bằng các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh.
Qua bài viết trên đây Hoidapsuckhoe.vn đã cung cấp các thông tin về máu đông là gì? Máu đông hình thành thế nào?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – tổng hợp
Tham khảo ( www.vinmec.com, hellobacsi.com, … )