Đau dạ dày là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị. Đặc trưng của bệnh này là chứng khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi, ợ chua, chảy máu bao tử, buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị. Cùng tìm hiểu bệnh đau dạ dày là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả.
Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là một dạng bệnh lý rất dễ gặp trong cuộc sống hiện nay. Căn bệnh này gồm rất nhiều các vấn đề liên quan đến dạ dày như: chướng bụng, đầy hơi hay khó tiêu và buồn nhậu, … Những triệu chứng này sẽ gây nên nhiều đau đớn và cảm thấy rất khó chịu cho người bị bệnh.
Hoặc đơn giản khi bạn làm việc trong môi trường quá căng thẳng và áp lực thì những cơn đau dạ dày này cũng sẽ xuất hiện. Và tâm trạng thất thường “sáng nắng chiều mưa” cũng rất dễ khiến cho tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Triệu chứng:
Bệnh đau dạ dày có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài của cơ thể. Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để người bệnh có thể đi điều trị kịp thời.
Đau ở thượng vị:
Có người thì đau bụng âm ỉ nhưng cũng có người lại đau dữ dội. Càng nặng thì càng đau thường xuyên hơn. Đau tức vùng bụng trên là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm loét dạ dày giai đoạn đầu. Vùng bụng trên rốn thường xuất hiện những cơn đau bất thường, ngày càng dày và nặng hơn. Thời gian đầu, cơn đau thường xuất hiện khi đói quá hoặc no quá.
Cảm giác chướng hơi, đầy bụng, không tiêu hoá được:
Đầy bụng trên sau khi ăn là cảm giác có thể biểu hiện bạn bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Nên theo dõi tình trạng cơ thể mình để phát hiện bệnh sớm, dễ chữa trị. Trong trường hợp để lâu, bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng, gây ra những biến chứng khó lường.
Ợ chua, ợ hơi hoặc có thể ợ ra chất đắng như mật, do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Đây là một triệu chứng bệnh đau dạ dày thường gặp ở các bệnh nhân. Nếu tự nhiên mà bạn bị ợ và chướng bụng liên tục nên đi kiểm tra bác sỹ ngay.
Đau dạ dày nhẹ gây buồn nôn hoặc nôn :
Là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng. Đây là triệu chứng đau dạ dày nhẹ thường gặp ở đại đa số người bệnh. Khi thường xuyên buồn nôn hoặc nôn bạn cần lưu ý. Vì nôn làm thức ăn trào ngược từ dạ dày đẩy ra miệng, nguy cơ dẫn đến rách thực quản, tổn thương niêm mạc dẫn đến bệnh đau dạ dày.
Có thể nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu:
Do hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Thường là do bệnh loét dạ dày tá tràng, hay ung thư dạ dày.
Chảy máu đường tiêu hóa:
Chảy máu dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa là triệu chứng nặng của bệnh đau dạ dày. Nếu bệnh nhân rơi vào tình huống này mà không được cấp cứu ngay lập tức thì tính mạng sẽ bị đe dọa. Khi người bệnh bị chảy máu dạ dày, sẽ có các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phân đen… Kèm theo đó là tình trạng người mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng thường xuyên do mất máu… Hiện tượng, triệu chứng đau dạ dày này chứng tỏ bạn đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc ung thư dạ dày…
>>>Xem thêm: Cảm thấy mệt mỏi trong người là triệu chứng của bệnh gì ?
Nguyên nhân đau dạ dày

Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra. Bạn có thể mắc căn bệnh này vì một hay nhiều yếu tố kết hợp. Chúng bao gồm:
Chế độ ăn thiếu khoa học:
Bỏ ăn sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn quá khuya, nhai nuốt vội vàng, sử dụng thực phẩm chưa được nấu chín kỹ… là những thói quen khiến nhiều người bị đau dạ dày.
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá:
Thuốc lá và rượu bia đều chứa chất kích thích độc hại cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày. Đây là những thủ phạm hàng đầu gây đau dạ dày ở nam giới.
Bất dung nạp với gluten
Gluten là một loại protein thường được tìm thấy trong lúa mì. Một số người không có khả năng dung nạp chất này dẫn đến tình trạng rối loạn dạ dày. Các cơn đau từ mức độ nhẹ tới nặng có thể xuất hiện kèm theo tình trạng chướng hơi, đầy bụng, mệt mỏi trong người.
Ảnh hưởng của thuốc tây
Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid… bừa bãi, không đúng cách hoặc kéo dài có thể khiến bạn gặp nhiều tác dụng phụ. Đau dạ dày là một trong những tác hại thường gặp nhất.
>>>Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Bị đau dạ dày khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị đau dạ dày, bạn nên theo dõi cơ thể xem liệu các triệu chứng có tự biến mất sau đó không. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài và ngày càng có khuynh hướng trầm trọng hơn, hãy tới bệnh viện khám trong thời gian sớm nhất có thể.
Đặc biệt, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình huống khẩn cấp dưới đây:
- Nôn ói kéo dài quá 12 tiếng đồng hồ liên tục
- Bị sốt cao kèm đau dữ dội ở thượng vị hoặc ở bụng phải
- Nôn ói hoặc đi ngoài ra máu
- Bạn bị đau dạ dày dữ dội trong khi đang mang thai
- Có dấu hiệu bị mất nước
- Cân nặng giảm mạnh
Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh đau dạ dày được chia làm 2 giai đoạn phát triển gồm đau dạ dày cấp và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng xuất hiện đột ngột nhưng vẫn có thể chữa khỏi được sau một vài tuần. Sang đến giai đoạn mãn tính, cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên và mức độ cũng nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt, đau dạ dày kéo dài trong nhiều năm có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng như:
- Xuất huyết dạ dày
- Thủng dạ dày
- Ung thư dạ dày
Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả

Chữa đau dạ dày bằng mẹo dân gian
Tinh bột nghệ và mật ong: sự kết hợp hoàn hảo này giúp các dấu hiệu đau dạ dày giảm nhanh chóng. Bạn chỉ cần trộn tinh bột nghệ với mật ong sau đó vo thành các viên nhỏ để ăn mỗi ngày 2 lần.
Lá mơ: sử dụng 40g lá mơ tươi rửa sạch, nghiền nát lọc lấy nước cốt rồi đem hấp cách thủy. Uống nước này mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn 30 phút
Chuối hột: thái mỏng, phơi khô chuối già rồi nghiền thành bột mịn. Khi sử dụng bạn pha với nước ấm, mỗi ngày uống 3 lần trước khi ăn
Gừng: pha trà gừng để uống vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp làm dịu các cơn đau dạ dày khó chịu. Bạn cũng có thể pha trà cam thảo cũng có tác dụng rất tốt
Bài thuốc nam: sắc chè dây, dạ cẩm và lá khôi để uống có tác dụng trùng hòa axit dịch vị, giảm ợ chua, buồn nôn, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn HP
Đau dạ dày uống thuốc gì
- Chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản: thuốc kháng axit hoặc thuốc làm giảm axit: Lansoprazole, Omeprazol 20mg
- Táo bón: sản phẩm chất xơ hòa tan trong nước hoặc thuốc nhuận tràng
- Tiêu chảy: hydrat hóa và chế độ ăn nhạt (Lưu ý: nên đến gặp bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài hơn một vài ngày hoặc nếu phân của bạn chứa một lượng lớn máu hoặc mủ).
- Đau: thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (như ibuprofen ); acetaminophen và aspirin giảm đau nhưng không viêm
- Đầy bụng hoặc đầy hơi: thuốc có simethicon trong đó
>>>Xem thêm: Tật loạn thị là gì? Nguyên nhân, triệu trứng và cách chữa bệnh
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Đau dạ dày là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (bacgiang, soyte,…)