Bệnh đa xơ cứng là gì? Bệnh đa xơ cứng rải rác là một tình trạng rối loạn của não bộ và tủy sống thường thấy rất nhiều ở người lớn tuổi. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Bệnh đa xơ cứng là gì?

Là bệnh tự miễn có ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh ở não bộ và tủy sống. Bệnh thường gây viêm, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ phá hủy màng bọc myelin của dây thần kinh làm chậm hoặc tắc đường truyền xung điện thần kinh.
Xem thêm Bệnh tiểu đường là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh tiểu đường
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh đa xơ cứng là gì?
Triệu chứng phụ thuộc loại và số lượng tế bào thần kinh bị tổn thương. Các triệu chứng có thể khác nhau giữa người này với người khác, bao gồm:
- Triệu chứng sớm nhất là mất cảm giác;
- Các vấn đề về mắt như mờ mắt hoặc nhìn thấy hai hình ảnh 1 vật tách rời nhau. Bệnh thường ở một bên mắt và đau khi chuyển động mắt;
- Vận động như chuột rút, yếu cơ ở một cánh tay hoặc chân, vụng về, mất thăng bằng, co cứng;
- Vấn đề hệ thống thần kinh tự trị như mất kiểm soát bàng quang và ruột, rối loạn chức năng tình dục;
- Nói lắp;
- Trầm cảm.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Một số thể của bệnh xơ cứng rải rác
- Tái phát – thuyên giảm: Bệnh này các triệu chứng của bệnh xơ cứng rải rác xuất hiện và biến mất. Khi các triệu chứng bùng lên được gọi là “tấn công” hoặc “tái phát”.
- Thứ phát: Triệu chứng xuất hiện và biến mất ngay lần đầu nhưng sau đó dần trở nên tồi tệ hơn. Thể bệnh này xảy ra với rất nhiều bệnh nhân bắt đầu với tái phát nhiều lần – thuyên giảm.
- Nguyên phát: Thể này ngay từ ban đầu các triệu chứng đã dần trở nên tồi tệ hơn.
- Tái phát tiến triển: này các triệu chứng dần trở nên tồi tệ và trên hết vẫn có những đợt tấn công đến rồi đi.
Chẩn đoán bệnh đa xơ cứng
Thường rất khó do những triệu chứng đầu tiên của bệnh khá giống so với những bệnh thông thường khác.
Không có xét nghiệm hay hình ảnh nào là chẩn đoán xác đinh cho MS, và các chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng. Chẩn đoán xác định yêu cầu phải có chứng cứ về tiền sử và khám có ít nhất hai lần tấn công khác biệt ảnh hưởng đến hai vùng khác nhau của hệ thần kinh trung ương.
Một số xét nghiệm cận lâm sàng có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh đa xơ cứng:
Cộng hưởng từ (MRI) não
Rất có ích trong chẩn đoán bệnh đa xơ cứng. MRI có thể phát hiện các vùng viêm nhỏ và sẹo trong não bệnh nhân xơ cứng rải rác. Mặc dù MRI rất hữu ích trong việc giúp chẩn đoán bệnh đa xơ cứng, nhưng không phải lúc nào cũng kết luận được bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của đa xơ cứng. Một kết quả MRI luôn luôn nên được đối chiếu với các triệu chứng và thăm khám lâm sàng.
Chọc dò tủy sống

Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ và đâm kim vào phần dưới của lưng để lấy một ít dịch lỏng bao quanh não và tủy sống gọi là dịch não tủy (CSF). Nồng độ một số protein nhất định được đo đạc vì bệnh đa xơ cứng làm thay đổi thành phần một số protein đó. Dù vậy, hiện tượng này không đặc hiệu vì một số bệnh khác cũng làm thay đổi thành phần protein như vậy.
Xem thêm 5 loại thực phẩm giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh tim
Đo điện thế gợi (Evoked potential test)
Bệnh đa xơ cứng là gì? Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng các điện cực khảo sát xem có bất thường nào trong các xung điện truyền trên những dây thần kinh nhất định. Mục đích để tìm những chứng cứ hỗ trợ cho biết có sự thoái hoá myelin, điện thế gợi thị giác thường được dùng.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đa xơ cứng?
Không có xét nghiệm chuyên biệt nào để chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ sẽ đề nghị bạn gặp bác sĩ thần kinh và chỉ định xét nghiệm máu, chọc dò tủy sống, chụp cộng hưởng từ (MRI) và điện thế gợi thị giác (EPT).
MRI cho thấy vùng myelin bị viêm hoặc bị phá hủy. Đối với chọc dò tủy sống, các bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng từ tủy sống để kiểm tra. Trong khi đó, phương pháp EPT sẽ theo dõi bất kỳ bất thường nào trong chức năng của não bằng cách ghi lại các tín hiệu điện của nó.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đa xơ cứng?

Bệnh đa xơ cứng là gì? Bệnh đa xơ cứng không thể chữa khỏi, nhưng nhiều phương pháp điều trị có thể kiểm soát các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Phương pháp điều trị có 2 khía cạnh, bao gồm liệu pháp điều hòa miễn dịch để giải quyết vấn đề miễn dịch và liệu pháp giảm nhẹ để kiểm soát triệu chứng.
Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kiểm soát triệu chứng và làm giảm viêm dây thần kinh corticosteroid để điều trị ảnh hưởng của bệnh.
Để thay đổi diễn tiến bệnh, bác sĩ cho dùng thuốc chẹn beta hoặc dùng thuốc khác để làm chậm và ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch.
Qua bài viết trên đây Hoidapsuckhoe.vn đã cung cấp các thông tin về bệnh đa xơ cứng là gì? Bệnh đa xơ cứng có những loại nào?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – tổng hợp
Tham khảo ( www.vinmec.com, hellobacsi.com, … )