Bên cạnh những pha bóng đẹp mắt và đầy kịch tính trên sân cỏ, bóng đá cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến chấn thương cho các cầu thủ. Dưới đây là 5 chấn thương thường gặp trên sân bóng và giải pháp điều trị hiệu quả mà các cầu thủ chuyên nghiệp và nghiệp dư nên nằm lòng.
1. Giãn dây chằng cổ chân
Giãn dây chằng cổ chân là một chấn thương thường gặp trong bóng đá, phổ biến nhất là tổn thương dây chằng ngoài, xảy ra khi các dây chằng bị kéo căng đột ngột. Tình trạng này thường bắt nguồn các vận động xoắn cổ chân quá mạnh, nhảy hoặc đổi hướng đột ngột, hay các va đập mạnh vào chân.
Các triệu chứng biểu hiện:
Các cơn đau, sưng, bầm tím ở vùng cổ chân, đặc biệt là khi có lực tác động.
Tình trạng các khớp trở nên “lỏng lẻo”, giảm khả năng vận động.
Giải pháp điều trị:
Phương pháp điều trị R.I.C.E: Đây được xem là phương pháp điều trị ban đầu hiệu quả nhất, bao gồm: nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao chân.
Sử dụng nẹp cố định cổ chân.
Giãn dây chằng cổ chân là chấn thương mà nhiều cầu thủ bóng đá hay gặp phải khi chơi.
2. Gãy xương
Bóng đá là một môn thể thao đòi hỏi sự va chạm, tiếp xúc mạnh giữa các cầu thủ, do đó nguy cơ gãy xương là khá cao. Các cầu thủ dễ bị gãy xương ở những vùng như cổ tay, bàn chân, xương đòn. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các cú va chạm trực tiếp giữa các cầu thủ.
Các triệu chứng biểu hiện:
Đau dữ dội tại vùng xương bị gãy.
Sưng tấy, bầm tím ở vùng chấn thương.
Khó khăn trong quá trình vận động.
Biến dạng xương (trường hợp nặng).
Giải pháp điều trị:
Đối với gãy xương cổ tay, không di lệch, cầu thủ có thể quay lại thi đấu ngay sau khi bó bột.
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho các trường hợp không cần phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật.
Thuốc giảm đau, kháng viêm.
Có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp.
Các trường hợp gãy xương ở các vị trí khác như: gãy mắt cá chân, gãy xương đòn thường khiến cầu thủ phải nghỉ thi đấu cho đến khi xương lành hoàn toàn.
3. Bong gân, trật khớp
Bong gân, trật khớp là những chấn thương thường xảy ra ở vùng mắt cá chân hoặc đầu gối. Bong gân xảy ra khi dây chằng ở khớp bị xoắn, bị căng quá mức còn trật khớp là tình trạng khớp bị sai lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự xoay người, vặn khớp đổi hướng đột ngột hay các pha té ngã.
Các triệu chứng biểu hiện:
Đau nhói và sưng tại vị trí của chấn thương.
Các khớp cử động khó khăn và khó vận động.
Giải pháp điều trị:
Áp dụng phương pháp R.I.C.E (nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép, nâng cao chân) ngay sau khi bị thương.
Trường hợp bệnh nhân bị nặng có thể phải bó bột hoặc phẫu thuật.
4. Giãn dây chằng lưng
Giãn dây chằng lưng là tình trạng các mô sợi nối xương bị kéo giãn hoặc rách, gây đau và hạn chế các cử động của lưng. Đây là chấn thương thường gặp ở những người chơi bóng đá do các chuyển động xoay người đột ngột hoặc các lần va chạm mạnh.
Các triệu chứng biểu hiện:
Đau nhói hoặc đau âm ỉ tại vị trí chấn thương.
Sưng và bầm tím xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
Khó cử động hoặc cảm giác cứng ở lưng.
Yếu hoặc tê ở vùng bị chấn thương, trong trường hợp nghiêm trọng.
Giải pháp điều trị:
Chườm túi đá để giảm sưng và đau.
Sử dụng NSAID hoặc tiêm Corticosteroid hỗ trợ giảm đau, giảm viêm.
Vật lý trị liệu điều trị giãn dây chằng lưng với các liệu pháp (massage, điện xung,…) và thực hiện các bài tập phục hồi giãn dây chằng lưng.
Sử dụng nẹp lưng cố định nhằm hạn chế các tác động ảnh hưởng đến dây chằng.
Lưu ý: Không sử dụng dầu nóng thoa vào khu vực bị đau, tránh làm căng dây chằng và cơ, khó co lại bình thường.
Vật lý trị liệu điều trị giãn dây chằng lưng bằng phương pháp massage.
5. Viêm gân Achilles
Viêm gân Achilles là tình trạng viêm của gân gót chân, theo thời gian nó có thể làm suy yếu gân khiến cho vùng viêm đau tấy và sưng nhức, dễ khiến cho gân bị đứt. Tình trạng này thường xảy ra do tác dụng lực quá lớn, lặp đi lặp lại lên gân trong quá trình tập luyện hay thi đấu.
Các trường hợp đau cấp tính có thể điều trị trong vài tuần, tuy nhiên, đối với trường hợp đau mãn tính, các cầu thủ phải điều trị trong thời gian dài.
Giải pháp điều trị:
Chườm đá giảm đau, sưng.
Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm như Ibuprofen.
Vật lý trị liệu tăng cường độ dẻo dai gân.
Tập luyện phục hồi gân Achilles.
Phẫu thuật đối với trường hợp chấn thương nặng.
Khi gặp các chấn thương trong quá trình chơi bóng đá, bạn nên đi thăm khám sớm để được tư vấn về lộ trình điều trị và phục hồi chức năng, bảo vệ cơ xương khớp và sức khỏe của bản thân.
MYREHAB MATSUOKA là trung tâm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng uy tín với phương pháp toàn diện theo chuẩn Nhật Bản, đảm bảo quá trình hồi phục của bạn nhanh chóng, đạt kết quả mong đợi.
Liên hệ với hotline 1900 3181 để được tư vấn chi tiết và cập nhật các thông tin y khoa được thực hiện bởi bác sĩ và chuyên gia MYREHAB MATSUOKA tại website https://myrehab-matsuoka.com/ nhé!