Ngoài thức ăn tiêu thụ, nước uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng tốt cho sức khỏe của người bệnh. Bài viết này sẽ điểm danh 6 loại nước uống mà người tiểu đường nên tránh xa để bảo vệ sức khỏe và kiểm soát bệnh hiệu quả.
1. Nước ngọt có đường, soda
Nước ngọt có đường, soda chứa lượng đường rất cao, cụ thể 600ml soda chứa 51 – 77g đường. Do đó, việc tiêu thụ những loại nước uống này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, gây hại cho sức khỏe người tiểu đường.
Bạn có thể thử các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng nhưng hãy nhớ rằng chúng chỉ là giải pháp thay thế tạm thời khi bạn thèm ngọt. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường, kể cả loại dành cho người ăn kiêng vẫn ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát đường huyết và sức khỏe tổng thể. Tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên tập trung vào việc giảm lượng đồ uống có đường cũng như đồ uống dành cho người ăn kiêng.
Người tiểu đường cần tránh các loại nước ngọt có đường cũng như soda để đảm bảo an toàn sức khỏe
2. Trà ngọt
Mỗi 600ml trà ngọt chứa khoảng 26 – 50g đường, một lượng đáng kể có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu của bệnh nhân. Thêm nữa, việc xác định lượng carbohydrate trong trà đóng lon/chai sẵn khá khó khăn. Ngoài ra, nhiều loại trà có chứa caffeine. Chất này có thể góp phần tăng huyết áp, mỡ máu và đường huyết sau khi ăn, vì vậy bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý lượng caffeine nạp vào cơ thể.
Thay vì trà ngọt, bạn có thể lựa chọn trà không đường và tạo ngọt bằng loại đường dành cho người tiểu đường. Hãy thử pha trà tại nhà với đường kiêng và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn để kiểm soát lượng đường nạp vào.
Các loại trà ngọt chứa lượng đường đáng kể, gây ảnh hưởng sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường
3. Thức uống dạng sệt
Đồ uống dạng sệt như sinh tố, smoothie thường chứa lượng đường đáng kể. 600ml thức uống này chứa khoảng 83g đường, gây ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu của người bệnh.
Tuy nhiên, thay vì chọn đồ uống dạng sệt chế biến sẵn, bạn có thể tự làm tại nhà. Hãy loại bỏ đường và sữa, lựa chọn các loại trái cây, rau củ có chỉ số đường huyết (GI) thấp như cà chua (GI = 10), bơ (GI = 15),…
Bệnh nhân tiểu đường có thể uống các loại sinh tố trái cây, rau củ có chỉ số GI thấp cũng như không chứa các gia vị như đường, sữa
4. Cà phê sữa
Mỗi 600ml cà phê sữa chứa khoảng 75 – 84g đường, làm gia tăng lượng đường trong máu của người tiểu đường. Do đó, cà phê sữa là một trong những loại nước uống mà người bệnh nên tránh xa.
Vậy nếu không uống cà phê sữa thì bệnh tiểu đường có uống sữa được không? Câu trả lời là có, nhưng cần lựa chọn loại sữa phù hợp. Bệnh nhân tiểu đường có thể uống sữa có chỉ số đường huyết GI thấp, không đường, ít ngọt hoặc tách béo.
Tuy nhiên, nếu bạn quá yêu thích cà phê, hãy thử chuyển sang cà phê đen không đường hoặc sử dụng đường kiêng. Hãy cố gắng cắt giảm carbohydrate trong mỗi ly cà phê bạn uống để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Cà phê sữa là một trong những thức uống mà người tiểu đường nên tránh xa
5. Thức uống thể thao
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng thức uống thể thao lại là một trong những loại nước uống mà người tiểu đường nên tránh. Mỗi 600ml đồ uống thể thao có chứa khoảng 34g đường, làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột.
Ngoài ra, một số thành phần trong đồ uống thể thao như natri có thể gây hại cho sức khỏe người tiểu đường.
Bạn có thể lựa chọn đồ uống thể thao không đường hoặc loại uống dành cho người ăn kiêng. Tuy nhiên, hãy sử dụng chúng một cách hạn chế và không thường xuyên để đảm bảo kiểm soát lượng đường trong máu và sức khỏe tốt nhất.
Trong nước uống thể thao chứa lượng đường đáng kể, không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường
6. Bia
Bệnh tiểu đường có được uống rượu bia không là một trong những câu hỏi mà nhiều bệnh nhân tiểu đường thắc mắc. Bia không phải là điều cấm kỵ với người tiểu đường nhưng cần uống có kiểm soát.
Uống nhiều bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, đồng thời dễ dẫn đến tăng cân – một yếu tố nguy cơ của bệnh bởi một lon bia khoảng 350ml có đến 150 calo. Ngoài ra, uống quá nhiều bia sẽ làm insulin mất tác dụng, khiến cơ thể không dung nạp glucose dẫn đến hạ đường huyết. Điều đáng lo ngại là nhiều người nhầm lẫn giữa triệu chứng hạ đường huyết và say sỉn, dẫn đến không xử lý kịp thời và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.
Người tiểu đường cần tiêu thụ bia một cách kiểm soát
Nếu bệnh nhân tiểu đường muốn uống bia, cần ghi nhớ liều lượng an toàn sau đây:
- Nam giới trưởng thành dưới 65 tuổi: Không quá 2 lon bia mỗi ngày.
- Nữ giới trưởng thành hoặc nam giới trên 65 tuổi: Không quá 1 lon bia mỗi ngày.
Lưu ý: Luôn theo dõi lượng đường trong máu và tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ sử dụng bia phù hợp.
Bên cạnh việc hạn chế những loại nước trên, người tiểu đường nên bổ sung sữa Glucare Gold – sản phẩm sữa dành riêng cho người tiểu đường. Glucare Gold mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường như Công thức Hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm giúp cân bằng đường huyết, với chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng; 56 dưỡng chất, Đạm thực vật, đạm Whey từ Mỹ giúp tăng cường sức khỏe,…
Sản phẩm sữa Glucare Gold mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiểu đường
Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Việc lựa chọn nước uống cũng cần được chú ý để đảm bảo sức khỏe. Việc lưu ý và hạn chế 6 loại nước uống được liệt kê trong bài viết sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả cũng như hạn chế các nguy cơ biến chứng.