Y học cổ truyền là gì? Các phương pháp điều trị của Y học cổ truyền. Bạn hãy cùng mình tìm hiểu y học cổ truyền là gì, phương pháp điều trị và điểm mạnh yếu của phương pháp điều trị này nhé!
Y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền là ngành Đông y có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa và Việt Nam. Các thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam bao gồm Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh. Dựa trên nền tảng của Âm Dương – Ngũ Hành, y học cổ truyền Việt Nam đã hình thành từ rất lâu trước khi nền y học phương Tây xuất hiện.
Từ thời Văn Lang hay Ðại Việt, y học Việt Nam dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học phương Ðông với kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc. Thêm vào đó là khả năng hiểu biết, sử dụng các nguồn dược liệu, thảo dược phong phú trong vùng nhiệt đới đã tạo ra nền y học cổ truyền Việt Nam.
Các phương pháp điều trị của Y học cổ truyền

Y học cổ truyền là gì? – Phương pháp dùng thuốc
Là phương pháp điều trị mà người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc xoa bóp để cải thiện nhanh các triệu chứng.
- Thuốc uống: Là loại thuốc mà người bệnh sẽ uống trực tiếp vào bên trong để điều trị nguyên nhân gốc của bệnh. Loại thuốc này có thể là thuốc sắc, thuốc bột, thuốc hoàn,…
- Thuốc xoa bóp: Khác với thuốc uống thuốc xoa bóp là loại thuốc dùng để xoa bóp bên ngoài cơ thể, thường để điều trị các bệnh về da, xương khớp,…
Phương pháp không dùng thuốc
Để quá trình điều trị bệnh sớm đạt kết quả thì ngoài việc dùng thuốc các bác sĩ y học cổ truyền có thể chỉ định cho người bệnh kết hợp thêm các phương pháp không dùng thuốc. Cụ thể:
Phương pháp châm cứu:
Là phương pháp điều trị bệnh thông qua hệ thống kinh mạch trên cơ thể. Theo các thầy thuốc y học cổ truyền hệ thống huyệt đạo, kinh mạch và lục phủ ngũ tạng của cơ thể con người có mối quan hệ mật thiết. Vì vậy khi cơ thể gặp vấn đề sức khỏe ở bộ phận nào thì bác sĩ sẽ châm cứu vào các huyệt tương ứng với bộ phận nhằm giúp lưu thông khí huyết, giải trừ tà khí, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng để thực hiện được phương pháp này tốt nhất các thầy thuốc Đông Y cần phải xác định chính xác huyệt đạo trên cơ thể. Vì việc châm cứu sai có thể khiến người bệnh mệt mỏi, đuối sức, thậm chí gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Xoa bóp:
Phương pháp điều trị này cũng gần giống với phương pháp châm cứu. Tuy nhiên thay vì dùng kim để châm vào huyệt đạo thì khi áp dụng phương pháp này các thầy thuốc y học cổ truyền sẽ dùng tay xoa bóp với lực tùy chỉnh trên các huyệt đạo của bệnh nhân. Phương pháp này có độ chính xác và tác động không bằng châm cứu. Vì vậy nó thường được dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe ngoài cơ thể.
>>>Xem thêm: Những lợi ích của kem chống nắng mà bạn không thể bỏ qua
Cách chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền

Vọng chẩn
Đây là phương pháp nhận biết và xác định bệnh thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện sống và dấu hiệu nhận biết của người bệnh. Việc quan sát bên ngoài sẽ giúp bác sĩ y học cổ truyền biết được tình hình bệnh tật trong cơ thể phản ánh ra ngoài. Y học cổ truyền thường chú trọng đến việc xem xét các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi… do những bộ phận này có mối liên hệ với phủ tạng bên trong.
Văn chẩn
Việc chẩn đoán sẽ được nhận định thông qua cách cung cấp thông tin của người bệnh. Bác sĩ sẽ chú ý đến những tính chất về âm thanh của người bệnh như tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên… từ người bệnh.
Vấn chẩn
Phương pháp này chẩn đoán bệnh dựa trên việc thu thập các câu trả lời về thói quen sinh hoạt hằng ngày, chế độ ăn uống, tâm sinh lý… Việc hỏi người bệnh là 1 yếu tố hết sức quan trọng để nhận được những thông tin về tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi bệnh đến lúc thăm khám, đồng thời để hoàn thiện thông tin đã chẩn đoán trước đó.
Thiết chẩn
Đây là phương pháp bác sĩ dùng dụng cụ hỗ trợ kèm theo để khám. Bác sĩ có thể sờ nắn để xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân và bụng hoặc cũng có thể xem mạch.
>>>Xem thêm: Top 5 loại sữa rửa mặt dành cho da dầu nhạy cảm bạ
Ưu điểm và nhược điểm của y học cổ truyền là gì?

Ưu điểm của y học cổ truyền
• Hạn chế tác dụng phụ: Các phương pháp, nguyên liệu y học cổ truyền sử dụng trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh thường có tính an toàn rất cao. Các loại thuốc chủ yếu là những nguyên liệu đến từ thiên nhiên như quả, hoa, thân cây, rễ cây, lá cây… Nhờ đó sẽ hạn chế được tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh.
• Điều trị hiệu quả: Y học cổ truyền có thể giúp mang lại hiệu quả cho người bệnh trong việc điều trị bệnh mãn tính, do tính chất bệnh cần được điều trị lâu dài mà hạn chế tác dụng phụ. Bên cạnh đó, y học cổ truyền không chỉ điều trị được bệnh mà còn giúp bổ sung dưỡng chất, mang lại tác dụng làm đẹp.
Nhược điểm của y học cổ truyền
• Thời gian tác dụng chậm: Các loại thuốc uống trong y học cổ truyền tuy mang lại hiệu quả nhưng tác dụng thường đến chậm, không nhanh như Tây y. Ngoài ra, quá trình bào chế thuốc thường khá kỳ công và tốn thời gian. Các loại thuốc trong y học cổ truyền thường có mùi nặng và khá khó uống đối với người bệnh chưa quen.
• Nguồn nhân lực y học cổ truyền còn thấp: Bác sĩ y học cổ truyền sau khi học xong phải trải qua một quá trình học hỏi lâu dài, tích lũy kinh nghiệm, thử nghiệm mới được hành nghề. Hiện nay y học cổ truyền vẫn chưa phát triển nhiều về số lượng cơ sở khám, chữa bệnh cũng như chất lượng nhân viên y tế và hiểu biết của người bệnh.
>>>Xem thêm: [NÊN ĐỌC] Có nên cho bé uống sữa non Grow Colostrum Step 1 không?
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Y học cổ truyền là gì? Các phương pháp điều trị của Y học cổ truyền. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (tuyensinhso, thuvienquocgia,…)