Nám da là gì? Nguyên nhân và giải pháp điều trị. Nám da là tình trạng những mảng màu nâu xuất hiện trên da do sự gia tăng của sắc tố melanin. Thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới
Nám da là gì?

Melanin hay còn gọi là hắc tố là yếu tố quyết định màu da của mỗi người. Theo các nghiên cứu, melanin là một chất hấp thụ ánh sáng hiệu quả (có thể tiêu tan hơn 99,9% tia UV hấp thụ), đóng vai trò chống nắng và bảo vệ da khỏi tia UV.
Tuy nhiên, nếu được sản xuất quá nhiều sắc tố này sẽ tích tụ, tập trung tại một vùng nhất định trên da. Hiện tượng này gọi là nám da.
Ở phụ nữ, vùng nám thường xuất hiện ở hai bên gò má,mũi, cằm hoặc trán. Nám da ở phụ nữ gây nên tình trạng mất thẩm mỹ cho làn da, điều này khiến nhiều chị em trở nên e ngại, thiếu tự tin trong cuộc sống.
>>>Xem thêm: Bệnh tai mũi họng – khởi đầu của nhiều bệnh
Nguyên nhân gây nám da
Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da, trong đó có 4 nguyên nhân chính có thể kể đến như sau:
Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây nên các tác động tiêu cực cho cơ thể trong đó có nám da.
Khi ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da sẽ dẫn đến sản sinh bất thường một lượng melanin. Đây là nguyên nhân khiến những đốm nám hình thành và ngày càng lan rộng. Bên cạnh đó, tia UV trong ánh nắng mặt trời còn phá hủy tế bào, làm vỡ cấu trúc dưới da gây ra hiện tượng da khô, lão hóa thậm chí là ung thư da.
Di truyền
Ngoài ánh nắng mặt trời, yếu tố di truyền cũng có thể gây nám da. Theo các nghiên cứu khoa học,khoảng 30% người bị nám da là do yếu tố di truyền quyết định
Nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố làm cho lượng sắc tố melanin trong cơ thể tăng nhanh gây ra hiện tượng nám da. Đây là câu trả lời cho việc khoảng từ 50-70% phụ nữ mang thai bị nám.
Ngoài ra, ở các giai đoạn như tuổi dậy thì, tiền mãn kinh hay sử dụng thuốc tránh thai cũng là những nguyên nhân gây nám da.Thông thường, nám da do nội tiết có thể dễ khắc phục hơn, bởi khi cơ thể ổn định nội tiết tố thì vết nám sẽ tự mất đi.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên còn có nhiều yếu tố khác gây nám da như sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, chất lượng kém, chế độ sinh hoạt không khoa học hợp lý,..
>>>Xem thêm: [NÊN ĐỌC] Có nên cho bé uống sữa non Grow Colostrum Step 1 không?
Nám da có chữa được không? Hậu quả của việc chữa nám sai cách

Khi da bị tấn công bởi các đốm nám sạm màu xấu xí, các chị em thường vô cùng lo lắng và đặc biệt quan tâm đến vấn đề nám da có chữa được không. Trả lời về vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cho biết, tình trạng da liễu này hoàn toàn có thể chữa được nếu bạn áp dụng đúng phương pháp.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, không ít người do thiếu kiến thức về việc nhận biết nám, không ít người đã vô tình điều trị sai cách và khiến tình trạng nám trên da ngày càng trở nghiêm trọng hơn. Một số hậu quả của việc trị nám sai cách phổ biến là:
– Ngứa ngáy và khô rát da: Thành phần vitamin C có trong các sản phẩm trị nám nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể khiến da bị mất cân bằng nội tiết, gây khô rát và bong da.
– Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: Việc sử dụng các sản phẩm trị nám da không phù hợp có thể khiến da trở nên nhạy cảm, đặc biệt là rất dễ bắt nắng. Nếu bạn không che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài, ánh nắng tác động có thể khiến tình trạng nám của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguy cơ mắc phải

Những ai thường hay mắc bệnh nám da?
Theo Viện da liễu Hoa Kỳ, 90% người bị bệnh nám da là phụ nữ. Những người có làn da sẫm màu hơn chẳng hạn như những người gốc Latinh/Tây Ban Nha, Bắc Phi, người Mỹ gốc Phi, châu Á, Ấn Độ, Trung Đông và địa Trung Hải dễ bị bệnh nám da. Những người có người thân trong gia đình bị nám da cũng có khả năng dễ bị bệnh hơn.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nám da?
Nguyên nhân gây bệnh nám da vẫn chưa rõ ràng. Người da sẫm màu hơn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người da sáng màu. Tình trạng nhạy cảm với estrogen và progesterone cũng được cho là có liên quan với bệnh này, điều này có nghĩa là thuốc ngừa thai, mang thai và liệu pháp nội tiết tố tất cả có thể kích hoạt bệnh nám da. Căng thẳng và bệnh tuyến giáp cũng được cho là nguyên nhân gây ra bệnh nám da.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
>>>Xem thêm: CÓ NÊN UỐNG NƯỚC ĐUN SÔI ĐỂ NGUỘI?
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Nám da là gì? Nguyên nhân và giải pháp điều trị. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo; (dep365, dalieuthientruong,…)