Cơ thể người có bao nhiêu máu là một chất lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể, cùng là thứ quan trọng hàng đầu vần để nuôi cơ thể của bạn. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khao nhé.
Cơ thể người có bao nhiêu máu?

Máu tồn tại trong cơ thể ở điều kiện thích hợp là tổ chức di động ở dạng mô lỏng, máu lưu thông khắp cơ thể nhờ vào hệ thống động – tĩnh mạch dày đặc. Máu có vai trò đặc biệt quan trọng với con người, trong đó vai trò chính là vận chuyển oxy và dinh dưỡng liên tục đến nuôi dưỡng các tế bào.
Hàng ngày, tế bào trong cơ thể cần lượng lớn oxy và dinh dưỡng từ máu cung cấp, máu nuôi đi từ động mạch đến mô đích, sau đó nhận về máu qua tĩnh mạch. Để thực hiện được công việc này liên tục, cơ thể người cần lượng máu lớn trung bình từ 70 – 80ml máu trên mỗi kg cân nặng. Lượng máu trong cơ thể chúng ta tương đối ổn định, ở mỗi người lượng máu có thể khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố như cân nặng, giới tính, độ tuổi, các giai đoạn đặc biệt như mang thai hay vừa ốm dậy,…
Thực tế, tế bào máu không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định, máu mới được tủy xương sản xuất sẽ liên tục được đưa vào để bù cho tế bào máu mất đi hàng ngày. Nếu quá trình cấp máu mới gặp vấn đề, chúng ta thường bị rối loạn lượng máu trong cơ thể, ảnh hưởng tới chức năng nhiều cơ quan.
Xem thêm Thiếu máu não nên ăn gì và kiêng gì?
Các tế bào máu bao gồm những gì?
Hồng cầu
Chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ). Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển khí ôxy từ phổi đến các mô và nhận khí cacbonic từ các mô tới phổi để đào thải. Đời sống trung bình của hồng cầu là 120 ngày; hồng cầu già bị tiêu hủy chủ yếu ở lách và gan. Tủy xương sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu ổn định trong cơ thể.
Bạch cầu
Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các “vật lạ” gây bệnh. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với đời sống từ một tuần đến vài tháng. Bạch cầu được sinh ra tại tủy xương.
Tiểu cầu

Là những mảnh tế bào rất nhỏ tham gia vào chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc. Đời sống của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày. Cũng giống như hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.
Huyết tương
Là phần dung dịch có màu vàng, thành phần chủ yếu là nước; ngoài ra còn có nhiều thành phần khác như: kháng thể, đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men…
Cơ thể người có bao nhiêu máu huyết tương thay đổi theo tình trạng sinh lý trong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có màu đục và trở nên trong, màu vàng chanh sau khi ăn vài giờ. Nếu đơn vị máu có huyết tương “đục” sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh; vì vậy, người hiến máu chỉ nên ăn nhẹ, ăn ít đạm, ít mỡ trước khi hiến máu.
Làm sao để đo được lượng máu trong cơ thể bạn?
Bác sĩ của bạn thường sẽ không trực tiếp đo lượng máu mà bạn có vì họ có thể ước tính nó dựa trên các xét nghiệm khác. Ví dụ, một xét nghiệm máu được gọi là xét nghiệm hemoglobin và hematocrit có thể ước tính lượng máu trong cơ thể bạn so với lượng chất lỏng trong cơ thể. Sau đó, bác sĩ có thể xem xét cân nặng của bạn và mức độ giữ nước của bạn. Tất cả những yếu tố này có thể gián tiếp đo lường lượng máu bạn có.
Nếu bạn gặp phải một chấn thương lớn gây mất máu, các bác sĩ thường sẽ lấy cân nặng của bạn làm điểm khởi đầu để dự đoán bạn có bao nhiêu máu. Sau đó, họ sẽ sử dụng các yếu tố như nhịp tim, huyết áp và nhịp thở của bạn để ước tính lượng máu có thể đã mất. Họ cũng sẽ cố gắng theo dõi lượng máu mất thêm (nếu có) để có thể nhanh chóng thay thế bằng biện pháp truyền máu.
Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm này để đánh giá nhiều tình trạng khác nhau, chẳng hạn như:
- Suy tim sung huyết.
- Suy thận.
- Sốc.
Có nhiều cách kiểm tra khác nhau nhưng kiểm tra thể tích máu thường bao gồm việc tiêm một lượng nhỏ chất đánh dấu vào cơ thể. Sau đó, chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ sử dụng công nghệ hình ảnh để theo dõi máu di chuyển khắp cơ thể.
Xem thêm Những Mẫu Bình Hoa Gỗ Và Ý Nghĩa
Cơ thể mất máu nguy hiểm như thế nào?

Qua những thông tin trên, có thể thấy máu có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe và sự sống của cơ thể song điều quan trọng nhất là phải duy trì lượng máu ổn định lưu thông liên tục trong cơ thể. Tình trạng mất máu có thể do chảy máu cấp tính hoặc nhiều nguyên nhân gây mất máu từ từ như:
Thiếu máu có thể xảy ra khi bị mất nước nghiêm trọng
Mất nước do tiêu chảy, sốt kéo dài, nôn mửa.
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hoặc không cân đối gây thiếu hụt nguyên liệu tạo máu.
Yếu tố bên ngoài: nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…
Cơ thể người có bao nhiêu máu việc phát hiện sớm tình trạng thiếu máu là vô cùng quan trọng để có biện pháp can thiệp khắc phục, nếu không người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng. Thăm khám định kỳ, xét nghiệm máu là biện pháp giúp phát hiện sớm những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến việc tạo máu và hoạt động của các thành phần trong máu.
Qua bài viết trên đây Hoidapsuckhoe.vn đã cung cấp các thông tin về cơ thể người có bao nhiêu máu? Mất bao nhiêu máu sẽ gây nguy hiểm?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – tổng hợp
Tham khảo ( vncdc.gov.vn, benhvienthucuc.vn, … )