Bé 10 tháng có cân nặng thấp hơn so với tháng tuổi khiến mẹ lo lắng, muốn tìm thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tăng cân hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
1. Bé 10 tháng bao nhiêu cân là tốt nhất?
Bé nhà mình đang nặng bao nhiêu cân mẹ nhỉ? Liệu bé có đang thực sự bị chậm phát triển thể chất so với các bạn không? Mẹ theo dõi cân nặng tiêu chuẩn của bé 10 tháng dưới đây nhé!
Với bé 10 tháng, cân nặng tiêu chuẩn của bé trai là 8.3 – 10.2kg; của bé gái là 8.5 – 9.6kg. Chiều cao tiêu chuẩn của bé trai 10 tháng tuổi là 73.3 – 80.1cm; của bé gái là 71.5 – 78.9cm. Đây là chỉ số chỉ áp dụng với bé sinh đủ tháng, có cân nặng ngay sau lúc sinh ở mức 2,9 – 3,8kg và chiều dài trung bình là 50cm.
Theo chuyên gia, giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi bé sẽ tăng khoảng 125 – 600g/tuần, chiều cao tăng 2,5cm/tháng; bé từ 7 – 12 tháng sẽ tăng khoảng 500g/tháng, 1,5cm/tháng.
Vậy bé 10 tháng có mức cân dưới mức tiêu chuẩn có đáng lo? Thực tế, nếu bé nhẹ cân hơn tiêu chuẩn khoảng 2 cân là dấu hiệu của suy dinh dưỡng, mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ dinh dưỡng để biết cách chăm sóc phù hợp. Nếu bé chỉ nhẹ hơn cân nặng tiêu chuẩn khoảng 0.5 – 1.5 cân, mẹ đừng quá lo vì sự phát triển của mỗi bé khác nhau. Lúc này, mẹ thay đổi thực đơn ăn dặm mới phù hợp hơn với con nhé.
2. Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tăng cân
Bé 10 tháng ăn được những gì? Khi bé được 10 tháng tuổi, bé đã có thể ăn được các loại rau, ngũ cốc, sữa chua không đường, phô mai, thịt. Đồng thời bé vẫn cần nguồn cung cấp dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hầu hết các mẹ ở độ tuổi này đều đã mọc được 4 chiếc răng, có thể cắn được nhưng chưa nhai được. Do vậy, mẹ nên chọn các loại thức ăn mềm để bé có thể nghiền nát thức ăn bằng răng cửa và nướu trước.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 10 cân như sau:
Số bữa ăn trong ngày: Số bữa ăn dặm khoảng 3 – 4 bữa/ngày. Xen kẽ giữa các bữa ăn là 1 cữ sữa. Bé nên được bổ sung từ 700ml – 950ml sữa mẹ hoặc sữa công thức một ngày.
Dinh dưỡng từ bữa chính: Mẹ phải đảm bảo trong thành phần của món ăn luôn đảm bảo đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản là: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Dinh dưỡng từ bữa phụ: Mẹ cho bé ăn 2 – 3 bữa phụ/ngày. Với bữa phụ, mẹ cho bé ăn sữa, sữa chua, bánh ngọt, súp,… vừa dễ ăn, nhẹ bụng lại dễ tiêu cho bé, khiến bé nhanh đói, thích thú hơn với bữa chính. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung hoa quả/nước ép hoa quả trong bữa phụ, vừa cung cấp đủ nước, vừa bổ sung vitamin hiệu quả.
Lượng ăn cho bé 10 tháng tăng cân được chuyên gia gợi ý như sau:
Sữa 500 – 800ml
Nhóm tinh bột: 20 – 30g
Nhóm đạm (thịt lợn, thịt gia cầm, trứng, thủy sản,…): 20 – 30g
Nhóm Vitamin, chất khoáng và chất xơ: Rau củ các loại 20g, quả chín 50 -100g
Nhóm chất béo (dầu, mỡ): 6 – 10ml
Lưu ý nhỏ cho mẹ:
Lượng ăn chỉ mang tính chất tham khảo. Ở mỗi bé sẽ có lượng ăn khác nhau nên mẹ hãy quan sát cử chỉ của bé để biết lượng ăn vừa đủ mẹ nhé!
Mẹ nên để ý nếu bé dị ứng món nào thì nên ghi nhớ và lên lại thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng
Dưới đây là mẫu thực đơn cho bé 10 tháng tăng cân để mẹ tham khảo:
3. Lưu ý để bé tăng cân khoa học nhất
Hiểu con là nền tảng giúp mẹ xây dựng thực đơn tăng cân khoa học, phù hợp nhất.
Khiến bữa ăn của con thú vị hơn: Ở giai đoạn này, bé thường tỏ ra chán ăn nhưng lại hứng thú với mọi thứ xung quanh. Chúng ưa khám phá và tò mò về mọi thứ. Do đó, mẹ cần giúp bé không bị quá xao nhãng trong việc ăn uống để tránh bị thấp còi, chậm phát triển. Mẹ có thể chọn thức ăn nhiều màu sắc, trang trí đẹp mắt hoặc kể chuyện cho bé nghe thông qua món ăn,… để bé thích thú hơn.
Không ép con ăn: Tâm lý của mẹ lúc này sốt ruột vì sợ con còi cọc nhưng đừng vì thế mà ép con ăn nhiều, con sẽ sợ ăn hơn và dần giữ khoảng cách với cả mẹ nữa. Nhu cầu tối thiểu của bé là 5 bữa 1 ngày, khoảng cách giữa các bữa là 3 tiếng. Chính vì vậy, thay vì ép bé ăn trong 3 bữa chính, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để bé dễ hấp thu và không gây áp lực cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng cân như: men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn cho bé. Men vi sinh này giúp cung cấp lợi khuẩn cần thiết giúp ổn định tiêu hóa, tăng đề kháng, đặc biệt giúp bé giảm ốm vặt hiệu quả.
Đa dạng các món ăn hàng ngày cho bé: Mẹ xây dựng thực đơn đa dạng nhất để bé không bị nhàm chán, ví dụ bữa ăn dặm thứ nhất trong ngày mẹ nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm thì các bữa khác nên đổi món khác, có rất nhiều món ăn dặm dễ làm mà lại bổ dưỡng cho bé tăng cân như yến mạch cho bé ăn dặm, cháo bí đỏ,…
Trên đây là những bí quyết và thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tăng cân, mẹ tham khảo để biết cách chăm sóc bé nhà mình. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.
Discussion about this post