Tìm hiểu về amidan là căn bệnh thường gặp trong chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, rất phổ biến ở trẻ em. Vậy viêm amidan là gì? Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Tìm hiểu về amidan

Amidan là hàng rào miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn tại khu vực vùng họng miệng. Amidan được biết đến là một phần quan trọng nằm trong hệ thống chống nhiễm khuẩn của cơ thể, tuy nhiên amidan chỉ giữ vai trò trong những năm đầu đời. Amidan hoạt động mạnh ở lứa tuổi từ 4-15 tuổi. Khi con người lớn lên, amidan không còn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ cổ họng như những năm đầu đời nữa, thay vào đó kích thước amidan sẽ nhỏ dần.
Amidan đóng vai trò quan trọng thực hiện chức năng bảo vệ đường hô hấp trước sự xâm nhập của những tác nhân nguy hiểm như vi khuẩn, virus, nấm và là nơi tiết những khả thể nhằm chống lại những tác nhân gây bệnh.
Xem thêm Nhiễm vi khuẩn HP là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả
Cấu tạo của Amidan
Amidan bao gồm 6 khối nằm vây quanh cửa hầu và xếp thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldayer): Amidan vòm (VA), Amidan vòi, Amidan khẩu cái (amidan), Amidan lưỡi.
Viêm Amidan vòm (VA)
Chỉ có 1 khối hình tam giác nằm ở vòm họng và có thể phát triển theo thành sau họng mũi. Đây là hạch bạch huyết lớn nhất cơ thể. Không giống với amidan khẩu cái, amidan vòm không được bảo phủ bởi lớp biểu mô phía trên. Không những thế, amidan vòm còn nằm ở vị trí của ngõ ra vào của hầu họng. Do đó, amidan vòm rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Trong đó, tác nhân gây bệnh hay gặp nhất là virus gây.
VA được hình thành từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 của thai kỳ và phát triển đầy đủ ở trẻ sơ sinh. VA trở thành nơi cư trú của vi khuẩn ngay từ tuần lễ đầu tiên sau khi sinh. VA to lên trong thời kì phát triển của trẻ cho đến 6 – 7 tuổi, nhằm tạo miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus, dị nguyên và các chất kích thích trong thức ăn và không khí. Sau đó VA thường thoái triển dần và trước dậy thì teo nhỏ lại.
Amidan vòi
Gồm 2 amidan, nằm ở hai bên phải và trái, quanh lỗ vòi tai, ngay dưới vòi Eustache. Đây là amidan có ít tổ chức Lympho và ít được chú ý đến khi nhắc đến amidan.
Viêm Amidan khẩu cái
Gồm 2 amidan hình ô van màu hồng, có kích thước to nhỏ tuỳ vào độ tuổi. Amidan khẩu cái nằm ở hai bên phải và trái, trong hố amidan của thành bên họng. Đây là amidan lớn nhất trong vòng bạch huyết Waldayer và là amidan duy nhất có thể quan sát bằng mắt thường khi dùng đèn soi.
Amidan khẩu cái gồm 2 trụ là trụ trước và trụ sau. Bề mặt amidan gồm nhiều hốc sâu và được bao phút bởi biểu mô phủ phía trên. Đây là nơi thực hiện chức năng chính của amidan và cũng là nơi vi khuẩn và virus xâm nhập gây nên tình trạng viêm amidan.
Amidan lưỡi

Chỉ có 1 khối, nằm ở đáy lưỡi. Cũng giống như Amidan vòi, đây là nơi tập trung ít tế bào Lympho nhất trong vòng bạch huyết Waldayer và cũng ít được nhắc đến.
Vòng Waldeyer được hình thành trong thai kỳ và phát triển đầy đủ khi trẻ chào đời. Các khối amidan phát triển nhanh về khối lượng từ lúc 1 – 2 tuổi và đạt đỉnh cao lúc 3 – 7 tuổi, sau đó teo dần.
Các amidan có cấu tạo gồm ba lớp từ ngoài vào trong như sau:
- Biểu mô phủ : Là lớp biểu mô nằm trên bề mặt của amidan. Lớp biểu mô này có chức năng che chắn, bảo vệ và loại bỏ các tác nhân gây bệnh bám trên bề mặt amidan.
- Mô liên kết: Phía bên dưới lớp biểu mô phủ là một lớp mô liên kết mỏng giàu mạch máu giúp nuôi dưỡng amidan.
- Hạch bạch huyết: Lớp trong cùng của amidan là các hạch bạch huyết. Đây là phần quan trọng nhất của amidan giúp chúng có khả năng tiết ra các Immunoglobulin, là các kháng thể tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh
Xem thêm Bệnh tiểu đường là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh tiểu đường
Triệu chứng viêm amidan
Biểu hiện của viêm amidan là tình trạng viêm tấy và sưng đỏ. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh cảm thấy khó thở bằng miệng. Theo đó, các dấu hiệu viêm amidan bao gồm:
- Đau cổ họng
- Amidan sưng đỏ
- Xuất hiện lớp dịch phủ màu trắng hoặc vàng
- Xuất hiện vết phồng rộp hoặc vết loét đau rát trên cổ họng
- Đau đầu
- Ăn mất ngon
- Đau tai
- Khó nuốt
- Sưng hạch ở cổ hoặc hàm
- Sốt và ớn lạnh
- Hôi miệng
- Giọng nói khó nghe hoặc nghẹt thở
- Cổ cứng
Đối với trẻ em, có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như:
- Bụng khó chịu
- Nôn mửa
- Đau bụng
- Chảy nước dãi
- Biếng ăn
Phẫu thuật cắt bỏ amidan như thế nào?
Trong điều kiện không thuận lợi, virus, vi khuẩn xâm nhập vào những hạch amidan, gây nên tình trạng viêm amidan gây tổn hại cho sức khỏe cho con người.
Vậy tại sao cần phải phẫu thuật cắt bỏ amidan? Phẫu thuật cắt bỏ amidan được thực hiện để điều trị các vấn đề sau:
Người bệnh thường xuyên bị viêm amidan, viêm amidan tái phát, viêm amidan mạn tính, đặc biệt những người bị viêm amidan nặng cần phải cắt bỏ amidan.
Người bệnh gặp những biến chứng của amidan phì đại khi bị nhiễm khuẩn thường xuyên hoặc bị nhiễm khuẩn kéo dài, chẳng hạn như khó thở, hơi thở bị gián đoạn trong khi ngủ hay khó nuốt.
Các bệnh lý khác liên quan đến amidan, chẳng hạn như ung thư ở một hạch bạch huyết hoặc cả hai hạch bạch huyết amidan; gặp tình trạng chảy máu tái phát từ những mạch máu khu vực gần bề mặt hạch amidan.
Xem thêm 5 loại thực phẩm giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh tim
Những vấn đề cần lưu ý

Tìm hiểu về amidan là một nhiễm trùng thường gặp, vì vậy để phòng tránh những bệnh về amidan cần:
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn trú ngụ trong vòm họng một cách hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh viêm họng, viêm amidan…
- Thường xuyên kiểm tra răng miệng, tai mũi họng định kỳ.
- Nguyên nhân gây viêm amidan là do vi khuẩn, virus tấn công khi hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta bị suy yếu.
- Không hút thuốc lá, giảm ăn đồ cay nóng, chất kích thích, đeo khẩu trang khi ra đường.
Qua bài viết trên đây Hoidapsuckhoe.vn đã cung cấp các thông tin về tìm hiểu về amidan là gì? Amidan có bao nhiêu loại?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – tổng hợp
Tham khảo ( www.vinmec.com, tamanhhospital.vn, … )
Discussion about this post